Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Biển đảo Tổ quốc qua những trang bút ký
Không chỉ có thơ, mà văn xuôi, đặc biệt là thể loại ký về biển đảo của Tổ quốc đã được nhiều nhà văn tên tuổi thuộc nhiều thế hệ quan tâm như là những hành trang không thể thiếu vắng trong cuộc đời cầm bút của mình. Dường như ở thể loại này, họ được nói nhiều hơn những gì muốn nói.

 


 


 


Biển đảo qua các trang viết của một nhà văn gạo cội

 

Nhà văn đầu tiên cần được nhắc tên, mà được giới lý luận - phê bình và công chúng mến mộ món văn chương sạch đã đặt cho ông biệt danh Ông vua tùy bút, đấy chính là Nguyễn Tuân. Ông đến với biển đảo từ khá sớm. Trong tập Ký Nguyễn Tuân được nhà xuất bản Văn học ấn hành vào năm 1986, có một bút ký khá hay về quần đảo Cô Tô, chính xác là Hòn Sư Tử. Cô Tô là quần đảo nằm ở phía đông của đảo Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay là huyện đảo Cô Tô có diện tích tự nhiên 47,3 km², với dâ số 4.985 người. Quần đảo Cô Tô có tấ cả 18 hòn lớn nhỏ với những cái tên nghe rất ngộ Vĩnh Thực, Cái Chiên, Núi Miều, Núi Tụi…

 

Dưới con mắt của một nhà văn tài hoa, chuyên thích xài món văn chương sạch, Cô Tô hiện lên đủ mọi màu sắc, chiều kích khác nhau, từ không gian, thời gian đến những quan sát của người từ đất liền mới ra đảo. Những tất cả đều rất Nguyễn Tuân. Chúng ta cùng thưởng thức những trích đoạn trong bút ký Hòn Sư Tử của ông: Mười căn nhà ngói, mái thâm giòn, hòn ngói đực xoắn xuýt lấy hòn ngói cái.(…) Mặt biển lặng lờ và láng mềm đi như dầu mỡ nào đang chảy tràn tới tận cái cuống mây chân giời. Nó gợi gợi một cái chảo khổng lồ nước xuýt vịt béo sôi giấu khói, mới trông qua rất dễ lầm với một nồi canh nguội.(…) Bầu trời tắt gió càng về quá trưa càng đặc sánh. Thấy nghẹn thở. Trời vàng vàng cái mặt màu da đồng. (…) Nửa đêm, gió ở đâu đùng đùng kéo tới thổi bay cả gối cả chăn, xô băng đi cả chén cả ấm để ở ngoài hiên gác đảo ủy (…). Trời cao lại thẳm như đáy biển mình vừa tuột tay đánh rớt ngọc mình vào, và mình cũng đang lao theo.(…)

 

Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim. Gió bắn rát từng chập. Chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, thì đầu cổ lại bật lên khi gió giật. Gió liên thanh quạt lia lịa vào gối vào ngang thắt lưng, đẩy cả người chạy theo luồng cát mà bạt ra phía sát bờ biển của một bãi dài ba ngàn thước, rộng chừng trăm thước. (…)

 

Nước biển Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy? (…) Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước biển chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh? (…)

 

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết bụi. Mặt giời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng. Lòng đỏ trứng khổng lồ đặt lên một cái mâm bạc rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở Biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mặt bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh (…)

 

Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước biển thôi”…

 

Cũng cần nói thêm rằng biển và đảo Cô Tô khi mà nhà văn Nguyễn Tuân ra mới chỉ có giông gió, nắng nóng, bụi cát, thiếu nước ngọt… và sự vất vả của ngư dân trong những ngày bám biển đánh bắt hải sản, nhưng nói chung vẫn là thời sóng yên biển lặng, chứ không như biển đảo của các năm 1974, 1988 và nhất là trong quãng hơn một tháng nay, khi mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam làm Biển Đông thực sự nổi sóng, khiến cho 90 triệu dân nước ta cả ở trong và ngoài nước, các chính khách, nhà khoa học và dư luận tiến bộ thế giới không thể chấp nhận hành động điên cuồng, vô nhân đạo của phía Trung Quốc.

 

Và của các nhà văn khác

 

Trong giông gió Trường Sa là tập bút ký của năm nhà văn có tên tuổi như: Chu Lai, Duy Khán, Nguyễn Trí Huân, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Đình Tú, đã được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm ngoái, 2013. Đây là tập bút ký được đánh giá là hay về quần đảo Trường Sa của bốn cây bút lính. Với những trải nghiệm thực tế của các anh thể hiện qua các trang viết, người đọc thấy hiện lên một Trường Sa vừa gần gũi thân thương, vừa tiềm ẩn bão giông bất cứ lúc nào.

 

Trường Sa đã được các anh khắc họa thật sinh động, có hồn với “gió gào điên cuồng đập cửa như quân cướp… Tự nhiên cây nước chọc trời, xám ngoét mọc lên giữa biển… Thậm chí có lúc: sóng có thể dựng lên, vượt qua luôn cả mái nhà cao ba mươi ba mét… thành ra số phận những chiếc tàu trực cũng thật mỏng manh…

 

Nhưng nếu được thả hồn với cảnh tượng cầu vồng xuất hiện trước và sau cơn mưa ở Trường Sa: một chân ở bên cực Bắc, chân kia vắt sang mép sóng phía cực Nam của đảo… Toàn đảo chìm trong thế giới của bảy sắc lung linh huyền ảo đến ngỡ ngàng…

 

Bỗng chốc Trường Sa trở nên hung giữ lạ thường: Một lát cơn lốc xoáy tròn vào đảo. Tất cả các miếng tôn đều bay lên rợp trời. Phuy xăng cũng bay lên. Trước khi tan, nó dồn nước xuống như trời úp, trời nghiêng, nước xối xả tối tăm mặt mũi… Trên đảo còn có những cơn gió chướng rất độc và hay gây nên những hiện tượng không bình thường,...

 

Nhưng cái đáng sợ nhất đối với người lính đảo không phải là sự hung dữ của thiên nhiên mà là sự cô đơn, nhiều khi, những người lính đảo chỉ mong ước: Giá bây giờ có một giọng à ơi phụ nữ, một tiếng trẻ khóc u oa thì dễ chịu biết bao (…) Nhìn mãi ra biển nên đâm sợ màu xanh. Mỗi khi thủy triều rút, đầu óc thần kinh mình như bị rút theo, sa sầm cả mặt mày….

 

Còn nhà thơ Đỗ Hoàng trong chuyến công tác ra Trường Sa, năm 2007, anh đã có bút ký Xa thắm Trường Sa. Bút ký đã được giải thưởng cuộc thi Bút ký Văn học - Tạp chí Nhà văn năm 2007 - 2008. Anh từng chứng kiến những người thật, việc thật ở đây và thực sự cảm thấy xúc động: hơn khi nhìn người thật, biết việc thật của những con người dạn dày sóng gió, dám hy sinh bám trụ trên biển đảo, bảo đảm yên bình cho biển trời. Mình như được trở lại quân ngũ sống những ngày trận mạc hiểm nguy của những ngày đánh Mỹ nhưng thật hào hùng, nghĩa hiệp của anh bộ đội cụ Hồ.

 

Đỗ Hoàng đã cùng Đoàn công tác tổ chức lễ tưởng niệm 13 cán bộ chiến sỹ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại khu vực Nhà Giàn DK1 năm 2006. Buổi lễ tổ chức chu đáo theo nghi thức của người đi biển. Khi vòng hoa thả xuống đại dương, tất cả mọi người ai có quà gì thì thả xuống biển để tưởng nhớ các hương hồn liệt sỹ. Người thì thả gói thuốc, người thì thả đồng bạc, có người cẩn trọng mang sẵn nắm đất trong đất liền thả xuống biển…

 

Sau đó anh đã cùng các đồng chí Trưởng, Phó đoàn và các đại biểu đi thăm hầm hào, cơ sở chiến đấu của Đảo: Là người lính trải qua chiến đấu, tôi vô cùng sửng sốt cảm phục trước các hệ thống phòng ngự mà bộ đội công binh hải quân xây dựng. Với hệ thống phòng thủ này, với tinh thần chiến đấu của cán bộ chiến sỹ, chắc chắn không có một thế lực ngoại xâm nào lấn chiếm biển đảo của ta.

 

Qua bút ký của các nhà văn người đọc không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp Trường Sa, những vất vả, hy sinh của người lính đảo. Đặc biệt qua bút ký của Đỗ Hoàng, chúng ta càng thấy rõ mưu đồ lấn chiếm biểm Đông của Trung Quốc là thường xuyên, liên tục từ 40 năm nay (1974-2014). Tham vọng ấy ngày càng trở nên róng riết hơn trong những ngày này, khiến chúng ta cần phải có những đối sách thích hợp để kiên quyết giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc nơi đảo xa.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Kiệt tác văn học khắc họa tính hai mặt trong con người (26-10-2014)
    'Khi bức màn nhung khép lại' - sách về thăng trầm của cải lương (22-10-2014)
    Sách khẳng định người Việt sáng tạo ra kinh Dịch (17-10-2014)
    Tiểu thuyết từng vượt mặt 'Hỏa ngục' ra mắt ở Việt Nam (13-10-2014)
    'Tháng ngày thương nhớ' - Hà Nội của những năm 1940 (08-10-2014)
    Ký ức tuổi thơ Hà Nội những năm 1930 của dân dưới bãi (06-10-2014)
    Tiểu thuyết viễn tưởng nhắc nhở giá trị của cuộc sống bình yên (29-09-2014)
    'Bàn về tự do' nêu bật quyền cá nhân ở xã hội phương Tây (26-09-2014)
    Hàn Mặc Tử - một vầng sáng lạ lùng và dữ dội (23-09-2014)
    'Tìm bố ở New York' - câu chuyện từ bi kịch 11/9 (17-09-2014)
    Cuộc đời bi kịch của hai chị em nghệ sĩ Pháp (12-09-2014)
    Người phụ nữ dám yêu và hạnh phúc trên đất Mỹ (11-09-2014)
    Sách 'Vang vọng một thời' kể hành trình âm nhạc của Phạm Duy (08-09-2014)
    Haruki Murakami và giấc mơ được ngồi dưới đáy giến (02-09-2014)
    Thỏ Peter - trăm năm nghịch ngợm (25-08-2014)
    Samantha Shanon và câu chuyện về thế giới năm 2059 (18-08-2014)
    Hãy cài lên ngực bông hồng mùa Vu Lan (11-08-2014)
    Hội An đêm - thiên đường bình yên (05-08-2014)
    Hà Nội xấu xí và nhốn nháo trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (31-07-2014)
    Nguyễn Đình Tú viết về chiến tranh biên giới phía Bắc (28-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152738273.